Các loại thuốc chữa giang mai được sử dụng hiện nay

Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Tác hại của chúng với sức khỏe người bệnh là vô cùng nguy hiểm chính vì vậy cần điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy hiện nay đã có thuốc chữa giang mai chưa?

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Chúng xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương hở, vết xước và quan trong trọng nhất là lây qua đường tình dục. Ngoài ra, Treponema pallidum còn có thể lây từ mẹ sang con.

Trong nhiễm trùng tự nhiên ở người thời gian ủ bệnh trung bình 21 ngày. Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ.

  • Giang mai thời kỳ I: kéo dài từ 2 đến 6 tuần lễ, biểu hiện bởi tổn thương tiên phát thường ở bộ phận sinh dục là săng giang mai. Vi khuẩn giang mai có nhiều ở tổn thương nên khả năng lây nhiễm cao.
  • Giang mai thời kỳ II: từ 2 tháng đến 1 năm biểu hiện chính trong giai đoạn này là ban đỏ trên da (khác hoàn toàn với triệu chứng nổi mụn HIV) và các tổn thương cơ quan nội tạng phát triển.
  • Giang mai thời kỳ III: tổn thương đã hình thành ở các cơ quan nội tạng như tim, mạch máu, xương, tổ chức thần kinh dưới dạng gôm giang mai. Tổn thương ở hệ thống thần kinh trung ương gây liệt và tàn phế.
Đọc Thêm:  Phổi sạch và khỏe khi uống BoniDetox mỗi ngày

cac-loai-thuoc-chua-giang-mai-duoc-su-dung-hien-nay-1

Có thuốc chữa bệnh giang mai không?

Bệnh giang mai đã có thể chữa dứt điểm bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng. Tuy vậy, việc chữa trị này vẫn không thể khôi phục được bất cứ thương tổn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.

Trên thực tế, thuốc chữa giang mai thuộc nhóm thuốc kháng sinh chính vì vậy không thể sử dụng một cách tùy tiện. Bởi việc sử dụng loại thuốc nào cũng cần căn cứ vào giai đoạn phát triển của bệnh. Hiện nay, có 4 loại  thuốc kháng sinh được chỉ định dùng cho bệnh nhân mắc  bệnh giang mai là:

Thuốc Benzylpenicillin(Penicillin G)

Đây là loại thuốc được chỉ định đối với những bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn đầu, giai đoạn muộn và các bệnh nhân bị giang mai bẩm sinh. Đây được xem là thuốc được ưu tiên hàng đầu để sử dụng cho các bệnh nhân bị giang mai.

cac-loai-thuoc-chua-giang-mai-duoc-su-dung-hien-nay-2

Thuốc Doxycycline

Doxycycline là thuốc áp dụng cho những bệnh nhân bị giang mai không đáp ứng điều trị với Benzylpenicillin(Penicillin G). Nó có tác dụng kìm khuẩn và thường sử dụng cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ. Liều dùng là 100mg, 2 lần/ngày và sử dụng liên tục trong 15 ngày.

cac-loai-thuoc-chua-giang-mai-duoc-su-dung-hien-nay-3

Thuốc Erythromycin

Erythromycin là thuốc được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân giang mai bị nhiễm khuẩn tại các cơ quan hô hấp, bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, Erythromycin chỉ được chỉ định nếu bệnh nhân đó dị ứng với  Benzylpenicillin(Penicillin G).

Đọc Thêm:  Phẫu thuật Nâng mũi đẹp: Những điều cần biết trước khi chỉnh sửa mũi

Ngoài ra, Erythromycin còn là thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị giang mai đang có thai và những đối tượng mắc giang mai bẩm sinh.

  • Phụ nữ mang thai giai đoạn sớm: Dùng  Erythromycin 500mg, 4 lần/ngày và dùng liên tục trong 15 ngày.
  • Bệnh nhân mắc giang mai bẩm sinh: Dùng Erythromycin 7.5 – 12.5 mg/kg cân nặng, 4 lần/ngày và dùng liên tục trong 30 ngày.

cac-loai-thuoc-chua-giang-mai-duoc-su-dung-hien-nay-4

Thuốc Ceftriaxone

Ceftriaxone được chỉ định đối với những người bị nhiễm trùng do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Chúng có vai trò năng chặn sự tăng sinh của vi khuẩn. Tuy nhiên, Ceftriaxone chỉ được chỉ định khi bệnh nhân bị dị ứng với Benzylpenicillin(Penicillin G).

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa giang mai?

Bên cạnh tìm hiểu các loại thuốc chữa giang mai,bạn cũng cần quan tâm đến những lưu ý khi sử dụng sau đây để việc điều trị giang mai hiệu quả.

  • Sử dụng thuốc điều trị giang mai với liều lượng đúng với đơn thuốc bác sĩ kê. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc.
  • Hiệu quả của việc sử dụng của thuốc chữa giang mai với mỗi cơ địa là khác nhau vì vậy quá trình điều trị cần kiên trì sử dụng.
  • Dùng thuốc phải đúng liệu trình do đó không tự ý ngưng sử dụng để tránh gặp tình trạng kháng thuốc.
  • Trong quá trình điều trị bằng thuốc nếu có dấu hiệu bất thường thì ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất hay bác sĩ điều trị để được tư vấn.
  • Bên cạnh các nguyên tắc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân bị giang mai cũng cần xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý. Tốt nhất là sử dụng các thực phẩm sạch và ít dầu mỡ.
  • Kết hợp vận động thể lực thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tốt nhất là không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị để tránh lây truyền bệnh cho người khác.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là các vùng có nguy cơ tổn thương về da như cơ quan sinh dục.
  • Nên sử dụng các vật dụng cá nhân riêng để tránh lây nhiễm chéo.
  • Người bị bệnh giang mai cần chuẩn bị tinh thần lạc quan và tâm lý vững vàng khi điều trị bệnh giang mai.
  • Thăm khám bệnh định kỳ ít nhất là 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe bản thân và giúp ngăn ngừa việc lây lan bệnh cho người khác.
Đọc Thêm:  Hạt é là gì ? Và 8 công dụng của hạt é đối với con người nên biết

cac-loai-thuoc-chua-giang-mai-duoc-su-dung-hien-nay-5

Tuy bệnh giang mai đã có thuốc chữa trị dứt điểm nhưng mọi cá nhân đều nên chủ động phòng tránh vì tác hại nguy hiểm của chúng. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh giang mai – bệnh tình dục vô cùng nguy hiểm này.