Tiền ảo không giống như các loại tiền pháp định như đô la hay euro. Nó không được in ra thực tế mà được phát hành và nắm giữ dưới dạng điện tử. Pháp luật Việt Nam chưa công nhận tiền ảo là công cụ thanh toán hợp pháp. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu liệu tiền ảo có được coi là tài sản ở Việt Nam hay không thông qua những tin tức BTC.

Quy Định Về Tài Sản Trong Luật Việt Nam

Để hiểu rõ bản chất của tài sản, chúng tôi sẽ cập nhật cụ thể quy định về tài sản trong luật của Nhà nước Việt Nam để bạn nắm rõ hơn.

Theo điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 của pháp luật Việt Nam quy định. “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quy tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản có thể là tải sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Từ quy định về tài sản của pháp luật Việt Nam nêu trên. Chúng tôi sẽ phân tích sâu thêm để các bạn có thể hiểu tiền ảo liệu có được coi là tài sản tại Việt Nam hay không.

Đọc Thêm: 

Tiền Ảo Liệu Có Phải Là Vật?

Theo quy định của pháp luật, vật được coi là tài sản hữu hình. Một vật để có thể trở thành tài sản và được công nhận trong các giao dịch pháp lý của pháp luật Việt Nam phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Là một trong những bộ phận của thế giới vật chất.
  • Con người có thể sử dụng và chiếm hữu được.
  • Mang lại lợi ích và có giá trị cho chủ sở hữu.
  • Là vật đang tồn tại hoặc hình thành trong tương lai.

Một số tin tức BTC cho thấy Bitcoin hay tiền ảo không phải là một vật hữu hình do được phát hành và nắm giữ dưới dạng kỹ thuật số.

Tiền ảo liệu có phải là vật?
Tiền ảo liệu có phải là vật?

Tiền Ảo Có Phải Là Một Loại Tiền Pháp Định Hay Không?

Dựa vào tính chất của tiền ảo và một số tin tức BTC chúng ta thấy. Tiền ảo không phải ngoại tệ, ngoại hối hay đồng tiền niêm yết của một quốc gia.

Chính vì vậy theo quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 6 và Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 tiền ảo không được coi là một loại tiền pháp định.

Tiền Ảo Có Được Công Nhận Là Loại Giấy Tờ Có Giá Trị Hay Không?

Như đã cập nhật ở trên tiền ảo được phát hành và sở hữu dưới dạng điện tử. Chính vì vậy nó không phải là một vật hữu hình.

Đọc Thêm:  Có thể bạn chưa biết: Sự khác nhau giữa Bitcoin và Chứng khoán

Luật ngân hàng và Bộ luật dân sự năm 2015 của Nhà nước Việt Nam đã quy định những giấy tờ có giá trị phải tồn tại dưới dạng trao đổi. Ví dụ hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu…

Tiền ảo không chịu sự quản lý phát hành của bất kỳ quốc gia nào. Nên loại tiền này không phải loại giấy tờ có giá trị.

Tiền Ảo Có Phải Là Quyền Tài Sản Hay Không?

Pháp luật của Việt Nam đã quy định cụ thể về quyền tài sản tại điều 115 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau. “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”

Theo các tin tức BTC và tiền ảo cho thấy chúng tồn tại dưới dạng kỹ thuật số. Đồng thời không chịu sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào cả. Chính vì vậy tiền ảo không có quyền tài sản.

Tiền ảo có được coi là giấy tờ có giá trị hay không?
Tiền ảo có được coi là giấy tờ có giá trị hay không?

Tiền Ảo Liêu Có Được Coi Là Tài Sản Ở Việt Nam?

Theo những phân tích trong Luật ngân hàng, Bộ luật dân sự năm 2015 của Nhà nước Việt Nam cho thấy. Tiền ảo chưa thỏa mãn được các điều kiện. Để pháp luật Việt Nam có thể chấp nhận tiền ảo là một loại tài sản.

Đọc Thêm:  5 chiến lược khi giao dịch tiền điện tử để có lãi

Một số tin tức BTC còn cho người dùng biết thêm những tiềm ẩn về hacker và tội phạm rửa tiền. Đây cũng là một rào cản lớn đối với việc xem xét công nhận tiền ảo trở thành công cụ thanh toán trên thị trường Việt Nam.

Kết Luận

Từ những phân tích trên bạn đã hiểu tài sản được quy định trong luật pháp của Việt Nam như thế nào. Bên cạnh đó những tin tức BTC và thông tin về tiền ảo. Đã giúp bạn nắm rõ hơn đặc điểm cơ bản của loại tiền này. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu được. Tại sao pháp luật Việt Nam chưa công nhận tiền ảo là tải sản. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!