Cách vẽ khung tên bản vẽ kỹ thuật chính xác tuyệt đối

Như chúng ta biết thì mỗi bản vẽ kỹ thuật đều có khung tên bản vẽ kỹ thuật . Khung tên bản vẽ kỹ thuật bao gồm những nội dung của sản phẩm như tên gọi sản phẩm, mác vật liệu, tỷ lệ bản vẽ, ký hiệu bản vẽ … Đây là công việc không thể thiếu đối với những ai đang làm về kiến trúc muốn thực hiện bản vẽ bóc tách để thiết kế nhà mới hay sửa nhà .

Bản chất thì khung tên là một phần không thể thiếu trong một bản vẽ, tất cả bản vẽ đều bắt buộc phải có khung tên, nên mình xin hướng dẫn vẽ khung tên cho bản vẽ . Một khía cạnh khác đó là khung tên có thể biến hóa và thay đổi tùy vào mỗi doanh nghiệp khác nhau, nhưng phần lớn cũng có rất nhiều công ty và trường học vẫn sử dụng khung tên trước kia bởi vì nó không quá rườm rà và phức tạp đặc biệt nữa là rất dễ sử dụng .

Dưới đây mình xin chia sẻ cách vẽ khung tên bản vẽ kỹ thuật theo tỉ lệ chuẩn cho mọi người :

Cách vẽ khung tên bản vẽ kỹ thuật trên các khổ giấy

Đầu tiên chúng ta cần phải thiết kế khung tên bản vẽ  :

Đọc Thêm:  Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thép cuộn phi 6, phi 8 Hòa Phát

 

Khung tên nhìn tổng thể
Khung tên nhìn tổng thể
Khung tên trên khổ giấy A3
Khung tên trên khổ giấy A3

Chúng ta cần biết cách đặt khung tên vào trong bản vẽ như sau :

  • Chúng ta lưu ý là đối với bản vẽ A3 -> A0 ta đặt khổ giấy nằm ngang so với khung tên
  • Còn đối với bản vẽ A4 ta đặt khổ giấy nằm đứng so với khung tên

Có 2 dạng khung tên cơ bản đó là dạng khung tên ở trên trường chúng ta học và khung tên vẽ trong doanh nghiệp cơ khí :

  1. Cách vẽ khung tên trong trường học

    Nội dung của khung tên bản vẽ trên như sau :
    (1): Chúng ta ghi tiêu đề hay tên gọi chi tiết
    (2): Chúng ta tiền vật liệu của chi tiết
    (3): Ô đặt tỉ lệ
    (4): Khung của kí hiệu bản vẽ
    (5): Khung họ và tên người vẽ
    (6): Ghi ngày tháng vẽ
    (7): Chữ ký của người kiểm tra
    (8): Ghi ngày kiểm tra
    (9): Ghi tên trường, Số báo danh, lớp

  2. Cách vẽ khung tên trong doanh nghiệp cơ khí sản xuất :

    (1): Đây là ô ghi tên gọi sản phẩm phải chính xác , gắn gọn, phù hợp với danh từ kỹ thuật, tốt nhất là một vài từ Ví Dụ : Trục, bánh răng v.v..
    ( 2 ): Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 180 độ – cũng ghi ở góc trái phía trên bản vẽ( đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên) với đầu các ký hiệu hướng về phía khung tên, như vậy sẽ thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.
    (3 ): Vật liệu chế tạo chi tiết.
    ( 4 ): Ghi ký hiệu bản vẽ. Bản vẽ dùng cho sản xuất đơn chiếc ghi chữ ĐC; loạt ổn định ghi chữ A, hàng loạt hay đồng loạt ghi chữ B, …..
    ( 7): Ghi số thứ tự tờ. Nếu bản vẽ chỉ có một tờ thì Ô 7 để trống.
    (8): Ghi tổng số tờ của bản vẽ.
    (9): Tên cơ quan phát hành ra bản vẽ.
    (Từ 14 đến 18 ): là bảng sửa đổi. Việc sửa đôi bản vẽ chỉ được giải quyết ở cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản chính.
    (14): ghi ký hiệu sửa đổi( các chữ a,b,c …) đồng thời các ký hiệu này cũng được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ.

Đó là những cách vẽ cho thiết kế cho cả nhà mới xây và chúng ta cũng có thể sử dụng để thiết kế cho các đơn vị sửa nhà nhé . Còn nếu bạn muốn có thêm những sự lựa chọn về quy trình sửa nhà hay thiết kế nhà chuẩn chỉnh hơn có thể tham khảo thêm tại đây : https://suanhahcm.net

Đó là những cách vẽ khung tên cho bản vẽ kỹ thuật đối với từng loại khổ giấy hoàn chỉnh và có 2 cách vẽ khác nhau đối với từng đối tượng cho chúng ta có thể tham khảo tốt nhất .

Đọc Thêm:  Cầu thang xoắn ốc – giải pháp tối ưu cho không gian nhỏ hẹp