Quy trình đánh giá nhân viên thử việc của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp tìm được nhân sự phù hợp với công việc và văn hóa của công ty. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về các tiêu chí và quy trình đánh giá nhân viên thử việc đầy đủ nhất nhé!

Tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc

Để có thể đánh giá nhân viên thử việc một cách đầy đủ và chính xác nhất thì doanh nghiệp cần có bộ tiêu chí đánh giá tổng quát được quá trình làm việc của nhân sự đó. Dưới đây là 3 tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc mà người phụ trách cần quan tâm:

Thái độ

Điều đầu tiên trong các yếu tố dùng để đánh giá nhân viên thử việc chính là thái độ của nhân sự đó. Những kỹ năng hay kinh nghiệm chuyên môn chưa tốt thì có có thể trau dồi và đào tạo thêm nhưng một người có thái độ không tốt, thiếu nghiêm túc trong công việc thì rất khó được nhà quản lý đánh giá cao. Vì thể, thái độ tiếp nhận công việc và trong suốt quá trình làm việc là điều mà mỗi doanh nghiệp đều rất chú trọng.

Doanh nghiệp cần chú trọng thái độ làm việc của nhân sự

Để có thể đánh giá nhân sự thử việc một cách khách quan, doanh nghiệp có thể chú ý các yếu tố sau:

  • Tiếp nhận công việc tích cực và chủ động: Điều đầu tiên khi đánh giá nhân viên thử việc chính là nhìn vào cách họ tiếp nhận công việc từ người hướng dẫn. Chủ động học hỏi và luôn sẵn sàng tiếp nhận công việc chính là thái độ cần thiết của nhân viên mới trong quá trình thử việc mà nhà tuyển dụng cần chú ý tới.
  • Tính trung thực trong công việc: Các nhà tuyển dụng cần chú ý vào tính trung thực và có trách nhiệm trong công việc của nhân sự. Đây là đức tính rất cần thiết của mọi nhân viên trong công ty.
  • Tính cẩn thận khi xử lý công việc: Doanh nghiệp luôn mong muốn tìm kiếm những nhân sự có tính cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc. Đức tính này giúp công ty hạn chế được những nhầm lẫn, sai sót có thể gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.
Đọc Thêm:  5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả

Kỹ năng chuyên môn

Với những kỹ năng chuyên môn, đầu tiên, nhà quản lý cần xem xét về khả năng hoàn thành công việc để nắm được hiệu suất làm việc của nhân sự. Tiếp theo, nhà tuyển dụng cũng sẽ nhìn nhận mức độ hoàn thành công việc của nhân viên ở mức nào, từ hoàn thành ở mức cơ bản, hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc, v.v.. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ dựa vào những yếu tố trên để đánh giá khả năng phát triển sự nghiệp của nhân sự, qua đó có kế hoạch giao phó công việc và lộ trình làm việc phù hợp nhất.

Nhà quản lý cần đánh giá cụ thể kỹ năng và kiến thức chuyên môn của nhân sự

Kỹ năng mềm

Ngoài thái độ và kỹ năng chuyên môn thì doanh nghiệp còn cần chú trọng vào các kỹ năng mềm để đánh giá nhân viên thử việc. Một số kỹ năng mềm mà nhà quản lý luôn nhìn vào đó là kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng xử lý vấn đề, v.v.. Đây đều là những công cụ quan trọng, giúp quá trình làm việc được hiệu quả và trơn tru.

Quy trình đánh giá nhân viên thử việc

Để có bảng đánh giá nhân viên thử việc đầy đủ và chính xác nhất, doanh nghiệp cần có quy trình làm việc và đánh giá nhân viên một cách khách quan, rõ ràng, minh bạch. Theo đó, các doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình đánh giá nhân viên thử việc theo 3 bước sau:

Đọc Thêm:  First Date Nên Làm Gì? 10 Ý Tưởng Tuyệt Vời để Tạo Không Gian Lãng Mạn và Gây Ấn Tượng Đầu Tiên

Bước 1: Nhân sự tự đánh giá kèm việc đánh giá chéo

Doanh nghiệp cần cung cấp cho nhân sự các biểu mẫu tự đánh giá quá trình thử việc của bản thân để hiểu được góc nhìn công việc từ chính họ. Bên cạnh đó, các quán lý cần có sự nhìn nhận, tham khảo ý kiến đánh giá chéo từ các đồng nghiệp, bộ phận liên quan để có thêm những ý kiến đa chiều, khách quan về nhân sự trong thời gian thử việc.

Nhân sự tự đánh giá bản thân và có các ý kiến đánh giá chéo khác

Bước 2: Đánh giá trực tiếp từ quản lý tới nhân viên

Sau khi đã có ý kiến đánh giá từ bản thân nhân sự và các đối tượng liên quan, nhà quản lý sẽ cần đưa ra đánh giá của mình với nhân sự đó. Thông thường, nhà quản lý cũng sẽ lập một bản đánh giá hoặc trao đổi trực tiếp với nhân viên thử việc về những nhận xét của mình. Điều này sẽ giúp hai bên thấu hiểu nhau hơn, nhìn nhận vấn đề khách quan, minh bạch, xây dựng mối quan hệ khăng khít hơn trong quá trình hợp tác.

Bước 3: Gửi lại bảng đánh giá và thông báo kết quả cho nhân sự

Sau khi đã có tất cả các kết quả đánh giá từ nhiều phía, nhà quản lý cần tổng hợp và gửi lại toàn bộ kết quả đánh giá cho nhân sự và bộ phận tuyển dụng. Trong bảng đánh giá này sẽ nêu rõ những ưu điểm, hạn chế của nhân sự, kèm với đó là thang điểm đánh giá thử việc việc. Các thông tin này cũng cần được gửi tới bộ phận tuyển dụng để có thể trao đổi với nhân sự về kết quả của quá trình thử việc.

Đọc Thêm:  Dịch Vụ Bảo Vệ: Đảm Bảo Sự An Toàn và Bình Yên

Doanh nghiệp cần trao đổi kết quả thử việc trực tiếp với nhân sự

Mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc tham khảo

Để có thể đánh giá nhân viên thử việc rõ ràng và khách quan, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc dưới đây và tự xây dựng biểu mẫu phù hợp với đặc thù công ty.

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN THỬ VIỆC
Họ và tên nhân sự: ………………………………………………………………………………..
Mã nhân viên: ………………………………………………………………………………………
Vị trí: ………………………………………………………………………………………………..
Phòng ban: ………………………………………………………………………………………..
Quản lý trực tiếp: …………………………………………………………………………………
Ngày tiếp nhận thử việc: …………………………………………………………………………
Ngày kết thúc thử việc dự kiến: ……………………………………………………………….
KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ THỬ VIỆC
Công việc Điểm tự đánh giá Đánh giá từ quản lý Điểm đánh giá chéo Tỷ trọng (%) Điểm trung bình
Công việc 1
Công việc 2
100% …/10

Trên đây là các thông tin về quy trình và mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc mà các công ty và nhà quản lý có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn trong quá trình chọn lọc nhân sự phù hợp. Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn đăng tin tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp của mình, hãy truy cập vào chuyên trang tuyendung.topcv.vn để cập nhật thông tin mô tả công việc và tìm kiếm nhân sự phù hợp nhé!