Trẻ biếng ăn đến từ nhiều nguyên nhân và cơ sở khác nhau, trong đó có một triệu chứng xuất hiện ở bé mang tên biếng ăn tâm lý mà các bố mẹ cũng cần lưu tâm. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về biếng ăn tâm lý ở trẻ; cùng cách khắc phục triệu chứng hiệu quả nhất nhé!

>>> Chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn với Fitobimbi

Thế nào là biếng ăn tâm lý?

Hiểu về khái niệm biếng ăn tâm lý rất đơn giản, nó có nghĩa là dạng triệu chứng rối loạn trong quá trình ăn uống, hấp thụ chất dinh dưỡng kém và có xu hướng giảm cân nhanh chóng. 

Việc biếng ăn tâm lý kéo dài trong một thời gian nhất định, có thể dẫn tới kết quả trẻ bị tác động xấu đến cả tinh thần lẫn thể chất. Việc không kiểm soát chứng ít ăn của trẻ lại lâu dần trẻ có xu hướng suy dinh dưỡng, loãng xương, tổn thương thận, và thậm chí gây ra các bệnh mãn tính sớm. Đây là vấn đề đáng báo động cho nhiều bậc phụ huynh, cần nhận biết sớm về triệu chứng này và tìm cách khắc phục kịp thời.

Đọc Thêm:  4 cách sửa lỗi unknown usb device (device descriptor request failed)

nhung-dieu-can-luu-y-ve-bieng-an-tam-ly-o-tre-1

Lý do khiến trẻ mắc chứng biếng ăn tâm lý

Nguyên nhân phổ biến và thường thấy nhất ở các trẻ nhỏ biếng ăn là do bố mẹ chưa hiểu rõ về tâm lý trẻ. Xu hướng trẻ bị bắt ăn, giục ăn hay làm những điều mà chúng không thích thông thường phần lớn đều dẫn tới tình trạng biếng ăn tâm lý. Minh chứng có một số gia đình, bắt bé ngồi ngay ngắn trên ghế trong suốt thời gian 30 phút ăn, bố mẹ sẽ bón và quan sát đến khi nào bé ăn xong thì kết thúc. Việc này vô hình chung tạo ra sự căng thẳng, áp lực cho bé mỗi khi đến bữa ăn.

Bên cạnh việc nguyên nhân xuất phát từ phía phụ huynh, chứng biếng ăn tâm lý này còn bị ảnh hưởng do sự thay đổi đột ngột từ môi trường, thời gian, phần lượng thức ăn,…khiến trẻ cảm thấy đột ngột và chưa kịp thích ứng với việc ăn uống khoa học, điều độ.

Nhận biết chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ

  • Trẻ thường có xu hướng lấy tay che miệng/ngậm miệng lại khi thức ăn được đưa tới. 
  • Trẻ hay quay mặt đi chỗ khác khi mẹ cho thức ăn vào miệng. 
  • Cho thức ăn vào miệng, tuy nhiên không nuốt mà ngậm lại đến trương nở.
  • Có xu hướng quấy khóc, la hét nhiều hơn khi đến giờ cho ăn.
  • Mỗi bữa ăn đều kéo dài hơn 30 phút do lười ăn, ăn quá lâu.
  • Chế độ ăn không khoa học, ăn với điều độ lộn xộn và ăn rất ít.
Đọc Thêm:  Mẹ sau sinh nên uống gì để có nguồn sữa dồi dào?

Khi bố mẹ thấy các dấu hiệu trên ở trẻ nhà mình, ngay lập tức cần có giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.

nhung-dieu-can-luu-y-ve-bieng-an-tam-ly-o-tre-2

Cách khắc phục chứng biếng ăn tâm lý hiệu quả

Nghiêm ngặt trong việc quy định thời gian ăn

Các bữa ăn chỉ nên kéo dài đến 30 phút tối đa. Thời gian này hợp lý để trẻ không bị áp lực ăn quá nhiều đồng thời kích thích trẻ tự điều chỉnh khẩu phần ăn của mình. Trong lúc ăn, bố mẹ cũng cần trò chuyện và khích lệ con của mình.

Bố mẹ nên tránh làm những việc sau

Các bố mẹ thường hay nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ không để ý gì nhiều mà cho thuốc vào thức ăn, để bé uống thuốc nhanh chóng hơn. Tuy nhiên việc này vô hình tạo ra nỗi sợ hãi mỗi khi bé ăn món đó và trở nên ghét.

Tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong các bữa ăn

Ai mà không thích những lời khen dành cho mình, đối với các trẻ nhỏ cũng không phải ngoại lệ. Bố mẹ, ông bà có thể cổ vũ, động viên và khen bé ăn giỏi. Điều này có tác động lớn tới việc khơi gợi sự thích thú cho bé trong cả những bữa ăn sau.

Để trẻ ăn tự do theo nhu cầu

Nếu bé không thích ăn ngay lập tức, mẹ cũng sẽ không bắt ép bé ăn luôn. Có thể chia các bữa trong ngày thành nhiều bữa phụ nhỏ từ đó vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Đọc Thêm:  Hướng dẫn vay tiền online nợ xấu vẫn vay được ngân hàng lãi suất thấp

Làm mới thực đơn hàng ngày

Việc phải ăn đi ăn lại một món ăn quen thuộc cũng khiến trẻ chán nản và biếng ăn hơn. Lúc này, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia về thực đơn chế biến món ăn dinh dưỡng và phong phú để đáp ứng cho trẻ.

nhung-dieu-can-luu-y-ve-bieng-an-tam-ly-o-tre-3

Giải quyết vấn đề trẻ biếng ăn chưa bao giờ là dễ dàng với các bố mẹ, vì vậy phụ huynh luôn cần kiên trì quan sát sự thay đổi trong chế độ ăn của con, kịp đưa ra những phương án kịp thời.