Cách đọc 17 chỉ số MPV, HBG, RCB, HCT, MCV, MCHC, PDW trong máu

Để mà nói đến các chỉ số MPV, HBG, RCB, HCT, MCV, MCHC, PDW , PLT, LUC, BASO, EOS, MONO, LYM, NEUT, WBC, RDW trong máu thì chúng ta thực sự khó xác định , ngay cả các bác sỹ có chuyên môn còn non cũng không thể đọc được các chỉ số rõ ràng và chính xác được .

chỉ số trong máu MPV, HBG, RCB, HCT, MCV, MCHC, PDW
chỉ số MPV, HBG, RCB, HCT, MCV, MCHC, PDW

Đối với các chỉ số trong máu này thì khi chúng ta đi xét nghiệm máu tổng thể thì chúng ta bắt buộc phải thực hiện khi khám sức khỏe, khám bệnh, cấp cứu và theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân để có những chỉ số chính xác nhất trong điều trị . Vậy phải đọc như thế nào cho đúng thì chúng ta cần tham khảo cách đọc sau .

Cách đọc các chỉ số MPV, HBG, RCB, HCT, MCV, MCHC, PDW , PLT, LUC, BASO, EOS, MONO, LYM, NEUT, WBC, RDW trong máu :

1. Chỉ số MPV ( Mean Platelet Volume )

Đây là chỉ số đo thể tích trung bình của tiểu cầu , và có giá thị  bình thường là từ 6,5 đến 11fL.

Cách đọc chỉ số MPV :  
– Nếu MPV có chỉ số tăng : Thì rất có thể bệnh nhân đang bị mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc lá, stress, nhiễm độc do tuyến giáp…
– Còn nếu MPV giảm : đây có thể do thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị liệu ung thư, bạch cầu cấp..

2. Chỉ số RBC ( Red Blood Cell  )

Đây là chỉ số thể hiện số lượng hồng cầu trong một thể tích máu . Với người bình thường sẽ có giá trị bình thường: Đối với nữ là : 3.8 – 5.0 T/L; Còn đối với nam là : 4.2 – 6.0 T/L.

Cách đọc chỉ số RBC :
– Nếu chỉ số tăng : thì đây là nguyên nhân do mất nước, chứng tăng hồng cầu.
– Còn nếu giảm: là do thiếu máu.

3. Chỉ số HBG (Hemoglobin )

Đây là chỉ số thể hiện lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu , huyết sắc tố là một loại phân tử protein của hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trao đổi và nhận CO2 từ các cơ quan vận chuyển đến phổi trao đổi để thải CO2 ra ngoài và nhận oxy. Huyết sắc tố đồng thời là chất tạo màu đỏ cho hồng cầu.
Đối với người bình thường thì sẽ có các chỉ số ở nữ giới là : 120 – 150 g/L;còn ở nam giới là : 130-170 g/L.

Đọc Thêm:  Hướng dẫn cách tạo hiệu ứng trong Powerpoint 2007, 2010, 2013

Cách đọc chỉ số HBG : 
– Nếu chỉ số HBG tăng : thì là nguyên nhân do mất nước, bệnh tim và bệnh phổi,…
– Còn nếu HBG giảm : thì là do thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu,…

4. Chỉ số HCT (Hematocrit )

Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn bộ, với người bình thường thì có chỉ số ở nữ giới là : 0.336-0.450 L/L , còn đối với ở Nam giới là 0.335-0.450 L/L.

Cách đọc chỉ số HCT : 

– Chỉ số HCT mà tăng :
thì đây là do bị dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu,…

– Còn nếu chỉ số HCT mà giảm :
thì đây là do bệnh nhân bị mất máu, thiếu máu, thai nghén,…

5. Chỉ số MCV ( Mean Corpuscular Volume )

Đây là chỉ số thể hiện thể tích trung bình của hồng cầu và được tính từ Hematocrit và số lượng hồng cầu. Đối với người bình thường thì thường có chỉ số MCV là  : 75 – 96 fL .

Cách đọc chỉ số MCV :

– Nếu chỉ số MCV tăng : thì là nguyên nhân do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, nghiện rượu, chứng tăng hồng cầu, suy tuyến giáp, xơ hoá tuỷ xương,…

– Nếu chỉ số MCV mà giảm : thì đây là do thiếu hụt sắt, hồng cầu thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì,…

6. Chỉ số MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin)

Đây là chỉ số đo lượng huyết sắc tố trung bình có trong một hồng cầu . Đối với một người bình thường thì mức giao động trong khoảng : 24- 33pg.

Cách đọc chỉ số MCH :

– Nếu chỉ số MCH tăng : thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.

– Nếu chỉ số MCH giảm : bắt đầu thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu nói chung, thiếu máu đang tái tạo

7. Chỉ số MCHC ( Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration )

Đây là chỉ số thể hiện nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu và giá trị này được tính bằng cách đo giá trị của Hemoglobin và Hematocrit , đối với người bình thường có giá trị giao động trong khoảng 316 – 372 g/L .

Cách đọc chỉ số MCHC :

– Nếu chỉ số MCHC tăng : đây là thể hiện bệnh nhân đang thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường, chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng, sự có mặt của các yếu tố ngưng kết lạnh.

– Nếu chỉ số MCHC giảm : thì đây là một trong những bệnh nhận đang bị thiếu máu đang tái tạo, có thể bình thường hoặc giảm do giảm folate hoặc vitamin B12,…

8. Chỉ số RDW (Red Cell Distribution Width )

Đây là chỉ số thể hiện độ phân bố của hồng cầu ,  đối với người bình thường thì có giá trị khoảng: 9 -15%. Bạn nên nhớ là giá trị RDW càng cao nghĩa là độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều.

Đọc Thêm:  Xu hướng đồ lót nam 2021

Cách đọc chỉ số RDW :

– Nếu chỉ số RDW bình thường và kèm theo :

. + Chỉ số MCV tăng : thì bệnh nhân thường gặp bệnh bạch cầu.
. + Chỉ số MCV bình thường : Thì bệnh nhân có thể là bị thiếu máu trong các bệnh mạn tính, mất máu hoặc tan máu cấp tính, bệnh Enzym hoặc bệnh Hemoglobin không thiếu máu.
. + Chỉ số MCV giảm : là do thiếu máu trong các bệnh mạn tính, thalassemia dị hợp tử

– Nếu chỉ số RDW tăng và kèm theo :

+ Chỉ số MCV tăng : Là do thiếu hụt vitamin B12, thiếu hụt folate, thiếu máu tan huyết do miễn dịch, ngưng kết lạnh, …
+ Chỉ số MCV bình thường : là do thiếu sắt giai đoạn sớm, thiếu hụt vitamin B12 giai đoạn sớm, thiếu hụt folate giai đoạn sớm, thiếu máu do bệnh globin,…
+ Chỉ số MCV giảm : là do thiếu sắt, bệnh HbH, Thalassemia,…

9. Chỉ số WBC (White Blood Cell )

Đây là chỉ số thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích má, đối với một người bình thường thì có giá trị trong khoảng : 4.0 đến 10.0G/L.

Cách đọc chỉ số WBC :

Nếu chỉ số WBC tăng : thì bệnh nhân có thể bị viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu,…
– Nếu chỉ số WBC mà  giảm: thì khả năng bệnh nhân sẽ bị giảm sản hoặc suy tủy, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn,…

10. Chỉ số NEUT (Neutrophil )

Đây là chỉ số thể hiện lượng bạch cầu trung tính .

– Nếu giá trị tăng cao trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tuỷ,…
– Nếu giá trị giảm : nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,…

11. Chỉ số  LYM (Lymphocyte )

Đây là chỉ số thể hiện lượng bạch cầu Lymphô và đối với người bình thường sẽ giao động trong khoảng 19 – 48 % (0.9 – 5.2 G/L)

Cách đọc chỉ số LYM :

– Nếu chỉ số LYM tăng : là có thể bệnh nhân bị nhiễm khuẩn mạn, lao, nhiễm một số virus khác, bệnh CLL, bệnh Hogdkin,…

– Nếu chỉ số LYM giảm : là có thể do giảm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, ức chế tủy xương do các hóa chất trị liệu, các ung thư, tăng chức năng vỏ thượng thận, sử dụng glucocorticoid…

12. Chỉ số MONO (Monocyte)

Đây là chỉ số thể biện lượng bạch cầu Mono , đối với người bình thường thì có giá trị trong khoảng 3.4 – 9% (0.16 -1 G/L).

Cách độc chỉ số MONO :

– Nếu chỉ số MONO trong máu tăng : chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn của nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng mono, trong rối loạn sinh tủy,…
– Nếu chỉ số MONO trong máu giảm :  trong các trường hợp thiếu máu do suy tủy, các ung thư, sử dụng Glucocorticoid…

13. Chỉ số EOS (Eosinophil )

Đây là chỉ số thể hiện bạch cầu đa múi ưa axit , đối với người bình thường thì có lượng từ : 0- 7% (0- 0.8 G/L).

Đọc Thêm:  Dichvuguestpost- giải pháp Digital Marketing hiệu quả

Cách đọc chỉ số EOS : 

– Nếu chỉ số EOS mà tăng thì là do nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…

14. Chỉ số BASO (Basophil)

Đây là chỉ số thể hiện lượng  bạch cầu đa múi ưa kiềm, đối với người bình thường thì có giá trị giao động trong khoảng : 0 – 1.5% ( 0 – 0.2G/L) .

Cách đọc chỉ số BASO :
– Nếu chỉ số BASO tăng : là do một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.

15. Chỉ số LUC (Large Unstained Cells)

Đây là chỉ số có thể là các tế bào Lympho lớn hoặc phản ứng, các Monocyte hoặc các bạch cầu non. Giá trị của người bình thường là : 0- 4% (0- 0.4G/L).

Cách đọc chỉ số LUC :
– Nếu chỉ số LUC tăng:  đây là có là do bị bệnh bạch cầu, suy thận mạn tính, phản ứng sau phẫu thuật và sốt rét, nhiễm một số loại virus (LUC bình thường ko loại trừ nhiễm virus vì không phải tất cả các virus có thể làm tăng số lượng LUC),…

16. Chỉ số PLT (Platelet Count)

Đây là chỉ số thể hiện số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu , tiểu cầu không phải là một tế bào hoàn chỉnh, mà là những mảnh vỡ của các tế bào chất (một thành phần của tế bào không chứa nhân của tế bào) được sinh ra từ những tế bào mẫu tiểu cầu trong tủy xương. Tiểu cầu đóng vai trò sống còn trong quá trình đông máu, có tuổi thọ trung bình 5- 9 ngày. Đối với người bình thường sẽ có giá trị từ 150 đến 350G/L.

Cách độc chỉ số PLT : 

– Số lượng tiểu cầu quá thấp có thể gây ra chảy máu. Còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu có thể gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu,…

– Nếu chỉ số PLT tăng: rối loạn tăng sinh tuỷ xương, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm.

– Nếu chỉ số PLT giảm: ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu, phì đại lách, đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh…

17. Chỉ số PDW (Platelet Disrabution Width )

Đây là chỉ số thể hiện độ phân bố tiểu cầu , đối với người bình thường thì có giá trị giao động khoảng từ 6 – 11%.

Cách đọc chỉ số PDW :
– Nếu chỉ số PDW tăng: là do bệnh phổi, bệnh hồng cầu liềm, nhiễm khuẩn huyết gram dương, gram âm.
– Nếu chỉ số PDW  giảm : là do nghiện rượu.

Tổng kết :

Đó là tổng hợp các cách đọc chỉ số trong máu cho các chỉ số MPV, HBG, RCB, HCT, MCV, MCHC, PDW , PLT, LUC, BASO, EOS, MONO, LYM, NEUT, WBC, RDW cụ thể cho những ai đang có ý định tự mình tìm cách đọc chỉ số trong máu tại nhà nhé .

Nguồn  : daydore.com

Trả lời